
(Trụ sở Phòng GD&ĐT đưa vào sử dụng năm 2015 tại TK1-TT Đồng Lê-Tuyên Hoá-Quảng Bình)
I- RA ĐỜI VÀ TRƯỞNG THÀNH
1. Vài nét diễn biến sáp nhập, chia tách các đơn vị hành chính
Phòng Giáo dục là cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục cấp huyện, có nhiệm vụ quản lý, chỉ đạo trường học, phát triển giáo dục trên địa bàn lãnh thổ. Vì vậy hoạt động của Phòng Giáo dục và Đào tạo Tuyên Hoá gắn liền với việc sáp nhập chia tách các đơn vị hành chính tỉnh, huyện và xã qua các thời kỳ lịch sử. Mỗi lần sáp nhập, chia tách có địa bàn lãnh thổ huyện và số xã khác nhau.
Sau Cách mạng tháng Tám, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, Quảng Bình có 5 huyện: Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hoá và thị xã Đồng Hới. Năm 1965 đến tháng 3-1977, tách huyện Tuyên Hoá thành 2 huyện Tuyên Hoá và Minh Hoá. Trung tâm hành chính huyện Tuyên Hoá đặt tại Động Hương (xã Phong Hoá). Trong những năm tháng chiến tranh chống Mỹ, địch đã ném bom ác liệt bến phà Minh Cầm (xã Phong Hoá), các cơ quan huyện phải sơ tán sang vùng Liên Sơn (xã Mai Hoá). Những năm 1967-1968 sơ tán đến xã Thạch Hoá. Năm 1969 trở về Mai Hoá.
Từ ngày 20 tháng 9 năm 1975, Trung ương ký quyết định nhập Quảng Bình với Quảng Trị và Thừa Thiên thành tỉnh Bình-Trị-Thiên, lấy thành phố Huế làm tỉnh lị. Bắt đầu từ đấy có sự sáp nhập một số huyện ở Quảng Bình cũ.
Từ ngày 11 tháng 3 năm 1977, huyện Tuyên Hoá hợp nhất với huyện Minh Hoá thuộc tỉnh Bình Trị Thiên lấy tên gọi là huyện Tuyên Hoá. Cũng từ 3/1977, trung tâm hành chính huyện được chuyển từ xã Mai Hoá lên xã Lê Hoá. Lúc này, các xã Phù Hoá, Cảnh Hoá, Văn Hoá, Châu Hoá, Tiến Hoá, Mai Hoá, Cao Quảng và Ngư Hoá nhập về huyện Quảng Trạch; huyện Tuyên Hoá (Tuyên - Minh) có 24 xã gồm 10 xã thuộc Tuyên Hoá cũ: Phong Hoá, Đức Hóa, Thạch Hoá, Đồng Hoá, Thuận Hoá, Lê Hoá, Kim Hoá, Thanh Hoá, Hương Hoá, Lâm Hoá nhập với 14 xã thuộc huyện Minh Hoá gồm Quy Hoá, Xuân Hoá, Yên Hoá, Hồng Hoá, Minh Hoá, Tân Hoá, Trung Hoá, Thượng Hoá, Hoá Hợp, Hoá Tiến, Hoá Sơn, Hoá Phúc, Hoá Thanh và Dân Hoá.
Ngày 1-7-1989 Trung ương ký quyết định tách 3 tỉnh về địa giới cũ. Quảng Bình phục hồi lại vị trí các huyện như trước khi nhập tỉnh. Cơ quan hành chính tỉnh đặt tại Đồng Hới.
Theo đó, từ ngày 01-06-1990, huyện Tuyên Hoá được chia trở lại hai huyện cũ Tuyên Hoá và Minh Hoá. Lúc này 2 xã Phù Hoá và Cảnh Hoá giữ lại huyện Quảng Trạch. Tuyên Hoá có 17 xã gồm Văn Hoá, Tiến Hoá, Châu Hoá, Mai Hoá, Ngư Hoá, Cao Quảng, Phong Hoá, Đức Hoá, Thạch Hoá, Đồng Hoá, Thuận Hoá, Lê Hoá, Kim Hoá, Thanh Hoá, Hương Hóa, Lâm Hoá. Năm 1999 thành lập thị trấn Đồng Lê (trên một phần đất và một phần dân cư thuộc xã Lê Hoá) và xã Sơn Hoá (một phần đất và dân cư của Lê Hoá với hai thôn Kim Mỹ và Kim Sơn của xã Đồng Hoá). Năm 2003 thành lập xã Nam Hoá (tách từ xã Thạch Hoá) và xã Thanh Thạch (tách từ xã Thanh Hoá). Từ đó đến nay huyện Tuyên Hoá có 19 xã và 01 thị trấn.
2. Lịch sử hình thành.
Năm 1946, Ty (Sở) Giáo dục Quảng Bình được thành lập từ sự sáp nhập Ty Bình dân học vụ và Ty Tiểu học. Từ đó đến năm 1957, Ty Giáo dục Quảng Bình trực tiếp quản lý ngành Giáo dục toàn tỉnh. Huyện có ban "Bình dân học vụ" nằm trong uỷ ban hành chính kháng chiến nhiệm vụ chủ yếu lúc này là diệt giặc dốt. Đầu năm 1954, ban Bình dân học vụ được tách thành một bộ phận riêng chuyên làm công tác giáo dục thuộc quyền quản lý của uỷ ban hành chính huyện.
Từ năm 1958 hình thành tổ chức Phòng Giáo dục, lúc đó chỉ là một bộ phận của Uỷ ban hành chính huyện. Trụ sở làm việc là một ngôi nhà tranh tạm bợ tại Động Hương-Minh Cầm thuộc xã Phong Hoá.
Năm 1959 Phòng Giáo dục Tuyên Hoá chính thức được thành lập và có con dấu riêng.
Nhiệm vụ lúc này là tập trung chỉ đạo chuyên môn khối cấp 1, làm công tác bổ túc văn hoá và xoá mù chữ cho toàn dân (khối cấp 2 trực thuộc Ty Giáo dục quản lý).
Năm 1985, Phòng Giáo dục được đổi tên thành “Ban Giáo dục-Bà mẹ trẻ em” do sáp nhập Phòng Giáo dục với Ban bảo vệ Bà mẹ trẻ em. Nhiệm vụ: Chỉ đạo xoá mù chữ, bổ túc văn hoá; chỉ đạo hoạt động nhà trẻ, Mẫu giáo, Tiểu học và THCS.
Năm 1989, Ban Giáo dục-Bà mẹ trẻ em được đổi tên thành Phòng GD-ĐT. Lúc này Phòng GD-ĐT quản lý thêm các Trung tâm KTTH-HNDN và TT GDTX.
Năm 2005, đổi tên là Phòng Giáo dục. Từ đây các Trung tâm KTTH-HNDN và TT GDTX trực thuộc Sở
Năm 2006 cho đến ngày nay đổi tên thành Phòng Giáo dục và Đào tạo chuyển về trực thuộc UBND huyện quản lý. Nhiệm vụ: Chỉ đạo công tác Phổ cập XMC, PCGDTH-ĐĐT, PCGDTHCS, chỉ đạo ngành học Mầm non, Tiểu học và THCS và các công tác khác được Sở GD&ĐT, UBND huyện giao.
3. Số lượng biên chế và tổ chức hoạt động:
- Thời kỳ đang ở xã Mai Hoá, Phòng Giáo dục được biên chế từ 12-15 người được bố trí theo phần hành công việc. Thường mỗi phần hành chỉ được bố trí một người. Nếu còn thừa phần hành thì phụ trách kiêm nhiệm.
- Thời kỳ nhập huyện với Minh Hoá: Nhân sự hai phòng được nhập lại. Tổng số có khi lên đến 33 người. Cơ cấu tổ chức chia làm nhiều tổ: Tổ Phổ thông; tổ Bổ túc văn hoá; tổ Mầm non-Bà mẹ trẻ em; Tổ Tổ chức-Thanh tra-Thống kê kế hoạch; Tổ Tài vụ; Tổ Hành chính- Quản trị- Phục vụ- Cơ sở vật chất-Thiết bị, SGK. Mỗi tổ có từ 4-6 người.
- Từ năm 1990 khi chia tách huyện Tuyên Hoá thành Tuyên Hoá và Minh Hoá số lượng cán bộ phòng còn lại từ 16-18 người chia làm hai tổ: Tổ Chuyên môn và tổ Hành chính.
- Tính đến tháng 10/2011 có 12 người, gồm 2 lãnh đạo, 1 CTCĐ ngành, 9 cán bộ, chuyên viên được chia làm hai tổ: Tổ chuyên môn và Tổ hành chính. Từ năm 2013 đến 2015 có 3 lãnh đạo, 1 CTCĐ ngành và một số cán bộ khác được biệt phái từ các trường lên, nâng tổng số CBNV lên 16 người.
+ Lãnh đạo Phòng, CTCĐ ngành: các đồng chí Hồ Vũ Thường (TP), Hoàng Văn Phúc (PTP), Mai Xuân Minh (PTP), Trần Thị Phúc Tuệ (CTCĐ).
+ Tổ chuyên môn: Gồm có các đồng chí Phạm Minh Tâm (TT PT, CV THCS), Phan Thanh Việt (CV THCS), Nguyễn Thị Hương (CVTổng hợp-Phụ trách Tiếng Anh), Nguyễn Văn Dũng (Trưởng bộ phận Tiểu học), Nguyễn Trọng Diện (CV Tiểu học), Cao Thị Hoa Hường (PT Mầm non), Nguyễn Thị Hương Giang (CVMN).
+ Tổ Hành chính: Gồm các đồng chí: Trần Văn Nông (CV TCCB), Cao Thị Lan (Kế toán), Nguyễn Thị Hải Yến (CB Văn phòng), Trần Mạnh Hùng (TK-TH).
- Tính đến tháng 11/2017 có 12 người, gồm 3 lãnh đạo, 9 cán bộ, chuyên viên được chia làm hai tổ: Tổ chuyên môn và Tổ hành chính và một cán bộ được biệt phái từ các trường lên, nâng tổng số CBNV lên 13 người.
+ Lãnh đạo Phòng: các đồng chí Hoàng Văn Phúc (TP), Mai Xuân Minh (PTP), Hoàng Minh Chiến (PTP).
+ Tổ chuyên môn: Gồm có các đồng chí Phạm Minh Tâm (TT PT, CV THCS), Phan Thanh Việt (CV THCS), Nguyễn Thị Hương (CVTổng hợp-Phụ trách Tiếng Anh), Nguyễn Văn Dũng (Trưởng bộ phận Tiểu học), Nguyễn Trọng Diện (CV Tiểu học), Trần Thị Bảy (PT Mầm non).
+ Tổ Hành chính: Gồm các đồng chí: Trần Văn Nông (CV TCCB), Cao Thị Lan (Kế toán), Nguyễn Thị Hải Yến (CB Văn phòng), Trần Mạnh Hùng (TK-TH).
4. Các thế hệ Trưởng Phòng
Năm 1958-1968 thầy giáo Trần Huỳnh (người xã Đức Hoá) làm Trưởng phòng. Nay đã mất.
Những năm 1968-1969 cô giáo Lê Thị Minh (người Tiến Hoá nay thường trú tại Quảng Trị) Phó phòng phụ trách Phòng thay thầy giáo Trần Huỳnh được Ty giáo dục cử đi làm nhiệm vụ K8 quản lý giáo viên và học sinh Quảng Bình đi sơ tán tại tỉnh Thanh Hoá. Nay đã mất.
Từ 1970-1984 thầy giáo Lương Duy Hoè (người xã Văn Hoá-Phụ trách Đào tạo Bồi dưỡng của Ty GD) được điều động về làm Trưởng phòng. Nay đã mất
Từ năm 1985-1986: Thầy giáo Đinh Xuân Bội (người xã Hoá Hợp-Minh Hoá) Phó phòng lên làm Trưởng phòng thay thầy giáo Lương Duy Hoè nghỉ hưu.
Từ năm 1987-1990: Thầy giáo Hoàng Liệu (người Thạch Hóa) Phó trưởng phòng lên làm Trưởng phòng thay thầy giáo Đinh Xuân Bội chuyển sang làm Phó chủ tịch Huyện.
Từ năm 1991-1997: Thầy giáo Nguyễn Xuân Hùng (người Can Lộc, Hà Tĩnh) Hiệu trưởng cấp 3 Tuyên Hoá chuyển sang làm Trưởng phòng thay thầy giáo Hoàng Liệu chuyển vào Sở GD-ĐT Quảng Bình.
Từ năm 1998-2009: Thầy giáo Trần Tấn Phương (người Phù Hoá, thường trú ở xã Đồng Hoá) Phó trưởng phòng lên làm Trưởng phòng thay thầy giáo Nguyễn Xuân Hùng chuyển làm Giám đốc Trung tâm GDTX tỉnh Quảng Bình.
Từ năm 2009-12/2015: Thầy giáo Hồ Vũ Thường (người xã Phong Hoá-Hiệu trưởng trường Cấp 2-3 Bắc Sơn về làm Phó trưởng phòng (2005-2008)) lên làm Trưởng phòng thay thầy giáo Trần Tấn Phương nghỉ hưu.
Từ năm 2016: Thầy giáo Hoàng Văn Phúc (người xã Tiến Hoá- Giám đốc trung tâm GDTX huyện về làm Phó trưởng phòng (2014-20150) lên làm Trưởng phòng thay thầy giáo Hồ Vũ Thường đã chuyển sang làm P. Chủ tịch UBND huyện.
II- GIÁO DỤC TUYÊN HOÁ - NHỮNG BƯỚC PHÁT TRIỂN
Tuyên Hóa vốn có truyền thống hiếu học. Truyền thống đó tạo nên những nét đẹp của nền văn hoá quê hương. Đồng hành với truyền thống đó là sự quyết tâm trong quản lý chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo từ khi ra đời. Bởi vậy, dù trải qua bao thăng trầm, biến cố lịch sử, giáo dục Tuyên Hoá vẫn vượt qua mọi gian khổ, khú khăn, thách thức, từng bước vươn lên, đóng góp vào thành tích chung của Đảng bộ và nhân dân huyện nhà.
1. Thời kỳ từ thành lập đến 1990:
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Tuyên Hoá còn chìm trong nạn mù chữ. Nạn đói năm Ất Dậu (1945) chưa kịp hồi phục thì giặc Pháp đã đổ quân vào hòng đánh chiếm tỉnh ta. Từ năm 1946-1947, Tuyên Hoá trở thành chiến khu kháng chiến của tỉnh. Toàn huyện lúc đó có 5 trường tiểu học. Còn lại cứ 2-3 làng mới có một hương trường với một hai lớp đồng ấu. Giáo viên cả huyện chưa tới 40 người. Trường học dựng tạm bằng tre, tranh, nứa, lá. Bàn ghế làm bằng gỗ tròn ghép lại. Tiểu học chỉ học đến lớp 4, lớp 5 (tương đương lớp 1, 2 hiện nay). Tuy vậy, phong trào học tập lan rộng. Những năm 1950-1954 lần lượt các xã có trường cấp 1 (học từ lớp 1 đến lớp 4).
Những năm 1947-1954, Trường cấp 2 Phan Bội Châu (trường của tỉnh sơ tán ra Thác Nậy, Xuân Canh, Thạch Hoá, Minh Cầm) và trường cấp 2 Liên Việt (do Mặt trận Liên Việt thành lập) cùng đóng tại xã Thạch Hoá làm tăng thêm khí thế, tạo nguồn động lực học tập cho con em Tuyên Hoá.
Những năm 1952-1953, Mặt trận Liên Việt còn mở trường học tại xã Văn Hoá, được một năm chuyển đổi thành trường cấp 2 Văn Hoá học đến lớp 5, lớp 6.
Tháng 8 năm 1954 kết thúc cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ. Năm 1955, hai trường Phan Bội Châu và Liên Việt giải thể đã thành lập trường cấp 2 Tuyên Hoá đóng tại Minh Cầm (xã Phong Hoá) được học từ lớp 5 đến lớp 7. Nếu có nhu cầu học tiếp lên cấp 3, người học phải về Quảng Trạch hoặc Đồng Hới.
Năm 1963 mở trường phổ thông nông nghiệp Tiến Hoá và trường phổ thông nông nghiệp Thạch Hoá. Sau một vài năm, hai trường này chuyển sang học chương trình phổ thông.
Thời kỳ 1964-1973 là thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Quảng Bình nói chung và Tuyên Hóa nói riêng trở thành đất lửa, vừa là chiến trường vừa là hậu phương vững chắc chi viện Miền Nam giải phóng đất nước. Trong khói lửa, giáo dục Tuyên Hoá vẫn không ngừng duy trì và phát triển. Trường học vẫn được mở mang, một số trường cấp hai được mở theo cụm xã. Tiếp đến từng xã mở trường theo loại hình trường cấp 1, 2 (gồm có cả các lớp cấp 1 và cấp 2). Phòng học làm nhà lán hạ nền, sơ tán trong các thôn xóm, xung quanh là hầm hào trú ẩn để tránh bom đạn. Vòng lá nguỵ trang, mũ rơm, đèn phòng không ... là những thứ hành trang của học sinh thời ấy. Phát huy truyền thống quê hương "hai giỏi" thầy và trò Tuyên Hoá phấn đấu duy trì các hoạt động giáo dục, thi đua dạy tốt, học tốt xây dựng trường tiên tiến chống Mỹ cứu nước, đạt được nhiều thành tích trong xây dựng và phát triển, có nhiều điển hình tiên tiến. "Lạ thay, chiến tranh càng ác liệt, khó khăn chồng chất thì giáo dục vẫn được duy trì và phát triển về cả số lượng và chất lượng"*.
Những năm 1977-1990: Thời kỳ hợp nhất hai huyện Tuyên Hóa và Minh Hoá. Toàn huyện có 24 xã. Đây là thời kỳ nằm trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Tình hình kinh tế xã hội khó khăn khá gay gắt. Cơ sở hạ tầng yếu kém. Kinh tế dân sinh nghèo nàn. Đồng thời, đời sống cán bộ giáo viên rất khó khăn. Điều kiện đó chi phối rất lớn đến hoạt động của ngành giáo dục. Tuy vậy giáo dục Tuyên Hoá vẫn có nhiều chuyển biến. Phong trào Mẫu giáo ở các xã vẫn được duy trì, số lượng có từ 2.500-3.000 cháu/năm. Phổ thông có 26 trường PTCS (trường có hai cấp học 1 và 2)/21 xã trừ Hoá Thanh và Dân Hoá chỉ có cấp 1. Một số xã có hai trường PTCS như Đức Hoá, Lê Hoá, Kim Hoá, Thanh Hoá, Trung Hoá. Những năm đầu của thời kỳ này toàn huyện không có trường riêng cho THCS (cấp 2). Tuy nhiên chủ trương chia tách cấp học đã có vì quy mô lớp trong một số trường PTCS quá đông. Cuối thời kỳ đã có một số trường PTCS tách ra hai cấp học riêng. Số lượng học sinh toàn huyện hàng năm trên dưới 14.000 em.
Nhiệm vụ Bổ túc văn hoá và phổ cập cấp 1 được đề cao. Trong thời kỳ này giáo dục còn mở thêm các loại trường Vừa học vừa làm như: trường VHVL Thạch Hoá, trường VHVL Thanh Hoá, trường VHVL Trung Hoá, trường Dân tộc nội trú tại Đồng Lê. Mặc dầu những trường này tồn tại không lâu nhưng đã góp phần xứng đáng vào việc đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao dân trí trên địa bàn huyện.
Về đội ngũ giáo viên do hoàn cảnh đời sống khó khăn, một số giáo viên chuyển ngành, bỏ việc, thôi việc. Nhất là giáo viên Mầm non hưởng theo phân phối lương thực của hợp tác xã càng khó khăn hơn. Tỷ lệ huy động học sinh không cao, một số học sinh theo gia đình chuyển vào Nam.
Về CSVC: Trách nhiệm xây xựng trường học là của xã. Do thiếu nguồn lực nên cơ sở vật chất nghèo nàn, tạm bợ. Hầu hết các trường chỉ có đủ phòng học, bàn ghế, thiết bị tối thiểu. Các xã cố gắng lắm mới có 4-6 phòng học cấp 4, tường xây bằng đá và vôi. Tình trạng học ca 3 vẫn còn.
Nghiêm túc mà đánh giá, thời kỳ này giáo dục Tuyên Hoá (thuộc tỉnh Bình Trị Thiên) nằm trong tình trạng chung là sa sút nhiều mặt, nhất là về kỷ cương nề nếp. Từ sau chia tỉnh (1998), tách riêng hai huyện Tuyên Hoá và Minh Hoá (1990) mới khôi phục phong độ và bước đi vốn có của nó*.
2. Những năm 1990 - 1995 (mới chia tách 2 huyện Tuyên-Minh)
Năm 1990 có 20 tổ Mẫu giáo với 2.865 cháu. 33 trường (cả Tiểu học,THCS và PTCS) với 8.091 học sinh tiểu học, có 1.953 học sinh THCS. Đây là thời điểm mà quy mô trường lớp và số lượng học sinh thấp bởi số xã giảm khi chia tách huyện. Bên cạnh đó, giáo dục có cùng cảnh ngộ với tình hình kinh tế xã hội khó khăn gay gắt của thời kỳ chuyển đổi cơ chế.
Đến năm 1995 có 26 tổ Mẫu giáo thu hút 3.970 cháu, 39 trường phổ thông các cấp và một trung tâm giáo dục KTTH HNDN với 12.733 học sinh tiểu học, có 4.110 học sinh THCS. Tính trung bình mỗi năm tăng thêm một trường phổ thông, một tổ Mẫu giáo và khoảng 1.200 học sinh. Những năm 1989-1995 là giai đoạn thực hiện mạnh mẽ việc chia tách cấp 1, cấp 2 thành trường riêng.
Những năm 1990-1995 và những năm sau đó, do nhu cầu người học tăng, quy mô mạng lưới trường lớp phát triển mạnh dẫn tới tình trạng thiếu giáo viên trầm trọng. Phòng Giáo dục phải mở lớp đào tạo giáo viên tiểu học cấp tốc, phải xin Sở Giáo dục chi viện sinh viên chưa học xong chương trình Cao đẳng để dạy THCS. Phòng phải hợp đồng cả các giáo viên về hưu để dạy. Nhiều trường phải tổ chức dạy lớp treo, dạy lớp ghép, dạy chéo môn ...
3. Sau năm 1995 đến nay:
Về cơ bản, giáo dục Tuyên Hóa vẫn phát huy được những thành tích đã đạt được. Không ngừng tham mưu cho lãnh đạo huyện và Sở GD về quy mô trường lớp, tăng trưởng cơ sở vật chất, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, nâng cao chất lượng đội ngũ CBGV thông qua đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng. Đặc biệt năm 2010 thực hiện chuyển đổi 11 trường MN bán công sang công lập đã thực sự đổi đời cho các cô giáo MN. Chất lượng đại trà được chú trọng cả vùng đặc biệt khó khăn; chất lượng mũi nhọn có bước đột phá từ những năm 2010: có HS và GV được công nhận giỏi và năng khiếu cấp quốc gia.
Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân nên số lượng học sinh giảm dần, dẫn đến quy mô của các trường ngày càng giảm mạnh, có trường chỉ có trên dưới 150 HS, nên đã có việc sáp nhập một số trường trên địa bàn trở lại mô hình trường PTCS (nay gọi là trường TH&THCS) như ở các xã Nam Hóa, Lâm Hóa, Ngư Hóa và đang lập dự trình nhập trường trong các năm tiếp theo.
a. Năm 2000
Quy mô mạng lưới trường lớp:
+ 16 trường Mầm non bán công, 10 tổ MG. Tăng 5 trường (Cao Quảng, Minh Cầm, Đồng Hoá, Hương Hoá, Thanh Lạng). Nhà trẻ huy động 571/3.831(14%). Mẫu giáo huy động 3.966/5.659(69%). Trong đó 5 tuổi 2.052/2.107 (97%).
+ 31 trường Tiểu học. Tăng 4 trường (số 2 Đồng Lê , Thuận Hoá, Tân Thuỷ, Kim Lũ). 421 lớp, Huy động 12.178 HS.
+ 15 trường THCS - Tăng 4 trường (Kim Hoá, Lê Hoá, Thuận Hoá, Sơn Hoá). Huy động 6.952 HS.
+ 2 trường PTCS - Giảm 3 trường.
+ 02 trung tâm (GDTX,KTTH-HNDN).
Đội ngũ CB GV:
Tổng số 1.217 người (kể cả HĐNH và GV MN ngoài BC). Tỷ lệ GV Tiểu học: 1,05/lớp, THCS: 1,6-1,85/lớp, MN 01gv/ lớp.
b. Năm 2010
Quy mô mạng lưới trường lớp:
+ 24 trường MN Công lập và 1 tổ MG ( Năm 2010 chuyển 11 trường Bán công sang công lập). Nhà nhóm trẻ:175 với 3.787 cháu. 151 lớp MG với 3.311cháu (88%). Trong đó 5 tuổi 1.341/1.341(100%).
+ 24 trường Tiểu học, 313 lớp, 6.919 HS (huy động 100% - Số lượng trường Tiểu học giảm do sáp nhập).
+ 17 trường THCS và 3 trường TH & THCS có 199 lớp, 6.689 HS.
Đội ngũ CBGV:
Tổng số cán bộ GV NV 1.442. (Tỷ lệ giáo viên MN 1/1 lớp không bán trú và 2/1 lớp bán trú; GV TH 1,5/lớp; GV THCS đạt 2,0/lớp.
Trình độ đào tạo: Trên Đại học: 04; Đại học: 267, Cao đẳng: 577, TC: 596.
Tỷ lệ GV đạt chuẩn 100% trong đó trên chuẩn: MN: 30%; GV TH: 66,8%; GV THCS: 38,6%.
CSVC:
Toàn huyện có 738 phòng học, 162 phòng phục vụ học tập, 411 phòng HC-QT.
c. Đến năm 2015:
Về quy mô mạng lưới trường lớp: toàn huyện có 70 trường, có 698 lớp với 16064 HS; trong đó bán trú và 2buổi/ngày là 488 lớp với 10530 HS
+. 24 trường mầm non, Nhà trẻ 48 lớp với 904 HS, trong đó bán trú có 47 lớp với 896 HS; MG: 165 lớp, 3924 HS; trong đó bán trú 144 với 3484 HS.
+. 26 trường tiểu học: 310 lớp với 6275 HS, trong đó học 2buổi/ngày có 297 lớp với 6150 HS.
+. 17 trường THCS và 3 trường TH &THCS: 175 lớp với 4961 HS
Về đội ngũ CBGV:
Tổng số 1666 CBGVNV; trong đó CBQL 167, GV MN 404, GV TH 623, GVTHCS 494, NV 250.
Tỷ lệ giáo viên các cấp học: Mầm non: 1,9 GV/lớp; Tiểu học:1,51 GV/lớp; THCS: 2,1 GV/lớp.
Tỷ lệ GV đạt chuẩn và trên chuẩn ở các cấp học: MN đạt chuẩn 100%, (trên chuẩn 57,8%); tiểu học đạt chuẩn 100%, (trên chuẩn 91,5%); THCS đạt chuẩn 100% (trên chuẩn 79,5 %), trong ngành có 6 CBGV đạt trình độ Thạc sỹ.
Về CSVC:
Số phòng học cơ bản đáp ứng dạy học 2 buổi/ngày ở cấp tiểu học, dạy học 2 ca và tổ chức phụ đạo cho học sinh THCS, bậc học mầm non cơ bản đáp ứng yêu cầu tổ chức bán trú.
Tổng số phòng học hiện có: 768 phòng, trong đó phòng kiên cố là 531, phòng bán kiên cố 217 phòng.
c. Đến năm 2017:
Về quy mô mạng lưới trường lớp: toàn huyện có 71 trường, có 685 lớp với 16974 HS; trong đó bán trú và 2buổi/ngày là 527 lớp với 12200 HS
+25 trường mầm non, Nhà trẻ 40 nhóm với 840 HS, MG: 179 lớp, 4805HS.
+ 26 trường tiểu học: 306 lớp với 6632 HS, trong đó 100% học 2buổi/ngày và đang thực hiện mô hình bán trú đối với trường TH Số 1 Đồng Lê.
+17 trường THCS và 3 trường TH &THCS: 160 lớp với 4697 HS
Về đội ngũ CBGV:
Tổng số 1683 CBGVNV; trong đó CBQL 164, GV MN 448, GV TH 492, GVTHCS 333, NV 248.
Tỷ lệ GV đạt chuẩn và trên chuẩn ở các cấp học: MN đạt chuẩn 100%, (trên chuẩn: 360 chiếm tỉ lê 61,2%); tiểu học đạt chuẩn 100%, (trên chuẩn: 545 chiếm tỉ lệ 87,25%); THCS đạt chuẩn 100% (trên chuẩn: chiếm tỉ lệ 77,4 %), trong ngành có 11 CBGV đạt trình độ Thạc sỹ.
Về CSVC:
Số phòng học cơ bản đáp ứng dạy học 2 buổi/ngày ở cấp tiểu học, dạy học 2 ca và tổ chức phụ đạo cho học sinh THCS, bậc học mầm non cơ bản đáp ứng yêu cầu tổ chức bán trú.
Tổng số phòng học hiện có: 761 phòng, trong đó phòng kiên cố là 516, phòng bán kiên cố 211 phòng.
4. Thành tích đạt được:
Huyện đạt chuẩn PCGDTH XMC vào năm 1995, đạt chuẩn PCGDTH ĐĐT vào năm 2003, đạt chuẩn PCGDTHCS vào năm 2005.
Năm 2017: đạt chuẩn PCGD-XMC mức độ 2, đạt PCGDMN trẻ 5 tuổi cho 20/20 xã, thị trấn; PCGDTH mức độ 3, PCGDTrH mức độ 2.
Trường đạt chuẩn quốc gia: 44 trường (MN 8, TH 22, THCS 14), trong đó Trường TH số 1 Đồng Lê, TH Lê Trực, TH Đức Phú, TH số 1 Châu Hóa đạt chuẩn mức 2, phấn đấu hết năm 2017 đạt 49 trường.
Hàng năm Phòng Giáo dục và Đào tạo đều đạt các tiêu chí của Bộ đề ra trong đó đạt từ 8-11 tiêu chí xuất sắc; từ năm học 2009-2010 đến nay luôn được công nhận Tập thể lao động xuất sắc, năm học 2014-2015, 2016-2017 được UBND tỉnh Quảng Bình tặng Bằng khen.
Các đơn vị trực thuộc: Trường TH số 1 Đồng Lê được tặng Huân chương LĐ hạng 3, trường MN Thuận Hóa được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen. 6 trường được công nhận lá cờ đầu của tỉnh: trường THCS Phong Hóa, trường TH Thanh Thủy, trường THCS Thạch Hóa, THCS Tiến Hoá, THCS Cao Quảng, TH Lê Hoá.
Tham gia các hoạt động mũi nhọn có những thành tích đáng tự hào: các giải cấp tỉnh và cấp quốc gia năm sau cao hơn năm trước.
Có 3 nhà giáo được vinh dự nhận danh hiệu Nhà giáo ưu tú: thầy Hồ Duy Thế, cô Phạm Thị Hồng Tự, cô Nguyễn Thị Hồng Mai.
III. LỜI KẾT
Từ khi phòng Giáo dục và Đào tạo Tuyên Hoá được thành lập, giáo dục Tuyên Hoá luôn duy trì và phát triển. Quy mô mạng lưới trường lớp luôn mở rộng phù hợp, đáp ứng nhu cầu học tập của con em. Tỷ lệ người đi học ngày càng tăng cao. Cứ 3-4 người dân có một người đi học. Chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn được đảm bảo năm sau cao hơn năm trước. Các mục tiêu PCGDMN trẻ 5 tuổi, PCGDTH, PCGDTHCS, mục tiêu xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia được duy trì và nâng cao. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên được đào tạo bồi dưỡng, đủ về số lượng, cao về chất lượng. Cơ sở vật chất, thiết bị trường học đảm bảo nhu cầu dạy học và ngày càng hiện đại. Giáo dục Tuyên Hoá thực sự được xã hội hoá, đang trên đà phát triển và luôn đáp ứng mục tiêu nâng cao dân trí đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài phục vụ công cuộc đổi mới quê hương đất nước, đặc biệt trong giai đoạn triển khai thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ, Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục và Kế hoạch của tỉnh, của Huyện triển khai Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Phòng GD&ĐT xác định rõ những nhiệm vụ và giải pháp triển khai nhằm đổi mới và phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo trên địa bàn.
Với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Sở GD&ĐT, của Huyện uỷ, HĐND và UBND, MTTQVN huyện; sự phối hợp chặt chẽ có hiệu quả của các phòng, ban, ngành, đoàn thể cấp huyện và các xã, thị trấn, toàn ngành nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao, tạo bước phát triển nhanh và bền vững, đáp ứng yêu cầu phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của huyện trong năm học 2017-2018 và những năm tiếp theo./.
Ghi chú: * trích từ tập san số 1 Giáo dục - Đào tạo QB 11/1995
Tuyên Hoá, tháng 11 năm 2017
Phụ lục 1:
TÌM HIỂU VỀ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN TUYÊN HOÁ
Năm 1959 Phòng Giáo dục Tuyên Hoá được thành lập.
Trước năm 1976 Phòng Giáo dục đóng tại Mai Hóa.
Năm 1977 do nhập huyện, Phòng chuyển lên Đồng Lê nhập với Phòng Giáo dục huyện Minh Hoá làm một.
Năm 1990 Chia tách thành hai huyện Tuyên Hoá và Minh Hoá, Phòng vẫn giữ nguyên địa điểm tại Thị trấn Đồng Lê.
Năm 1996: Phòng được đầu tư xây dựng trụ sở mới tại TK 1- TT Đồng Lê
Năm 2014: Do sự phát triển của hệ thống trường lớp, do trụ sở cũ bị xuống cấp không đáp ứng được nhu cầu làm việc nên được UBND huyện đầu tư xây dựng lại tại vị trí mới ở TK2-TT Đồng Lê
Phụ lục 2:
DANH SÁCH
NHỮNG NGƯỜI ĐÃ TỪNG CÔNG TÁC TẠI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TUYÊN HOÁ
(Tại Mai Hoá và Đồng Lê)
TT
|
Họ và tên
|
Quê quán
|
Chức vụ
|
Thời gian
|
Thường trú
|
1
|
Trần
|
Huỳnh
|
Đức Hoá
|
Trưởng phòng
|
1958-1967
|
Huế
|
2
|
Lương Duy
|
Hòe
|
Văn Hóa
|
Trưởng phòng
|
19701984
|
Văn Hoá-mất
|
3
|
Đinh Xuân
|
Bội
|
Hoá Hợp
|
Trưởng phòng
|
1985-1986
|
Đồng Hới
|
4
|
Hoàng
|
Liệu
|
Thạch Hóa
|
Trưởng phòng
|
1987-1990
|
Đã mất
|
5
|
Nguyễn Xuân
|
Hùng
|
Can Lộc HT
|
Trưởng phòng
|
1991-1997
|
Đồng Hới
|
6
|
Trần Tấn
|
Phương
|
Đồng Hoá
|
Trưởng phòng
|
1998-2009
|
Đồng Hoá
|
7
|
Hồ Vũ
|
Thường
|
Phong Hoá
|
Trưởng phòng
|
2010- 2015
|
TT Đồng Lê
|
8
|
Hoàng Văn
|
Phúc
|
Tiến Hóa
|
Trưởng phòng
|
2016-nay
|
Tiến Hóa
|
9
|
Lê Thị
|
Minh
|
Tiến Hoá
|
P.Trưởng phòng
|
1968-1969
|
Quảng Trị
|
10
|
Cao Lê
|
Dương
|
Hoá Sơn
|
P.Trưởng phòng
|
1977-1980
|
Đắc Lắc
|
11
|
Đoàn Xuân
|
Minh
|
Đồng Hoá
|
P.Trưởng phòng
|
1986-1990
|
TT Đồng Lê
|
12
|
Lương Duy
|
Niệm
|
Văn Hoá
|
P.Trưởng phòng
|
1998-2000
|
Thạch Hoá
|
14
|
Trần Văn
|
Tuyến
|
Thạch Hoá
|
P.Trưởng phòng
|
2001-2011
|
Thạch Hoá
|
15
|
Hồ Thị Bích
|
Hà
|
Phong Hoá
|
P.Trưởng phòng
|
2010-2013
|
TT Đồng Lê
|
16
|
Mai Xuân
|
Minh
|
Đồng Hóa
|
P.Trưởng phòng
|
2012-nay
|
TT Đồng Lê
|
17
|
Hoàng Minh
|
Chiến
|
Thạch Hoá
|
P.Trưởng phòng
|
2017-nay
|
Thạch Hoá
|
18
|
Nguyễn Xuân
|
Bính
|
Can Lộc- HT
|
Tổ CM
|
|
|
19
|
Hoàng Văn
|
Phúc
|
Phù Hoá
|
"
|
|
|
20
|
Lê Thị
|
Sú
|
Văn Hoá
|
"
|
|
|
21
|
Nguyễn
|
Nhiên
|
Thạch Hoá
|
(CM+CĐ)
|
|
Đức Hoá
|
22
|
Nguyễn Duy
|
Biên
|
Hà Tĩnh
|
"
|
|
|
23
|
Nguyễn
|
Khứ
|
Hà Tĩnh
|
"
|
|
|
24
|
Lương Chí
|
Dũng
|
Văn Hoá
|
"
|
|
|
25
|
|
Điểm
|
Nghệ An
|
"
|
|
Nghệ An
|
26
|
Đoàn Lương
|
Huệ
|
Phong Hoá
|
"
|
1973-1975
|
Đồng Hới
|
27
|
Hồ Thanh
|
Hoài
|
Phong Hoá
|
"
|
|
mất
|
28
|
Phạm Bá
|
Toản
|
Phù Hoá
|
"
|
- 1977
|
Ba Đồn
|
29
|
Lê
|
Phong
|
Thạch Hoá
|
"
|
|
Huế
|
30
|
Nguyễn
|
Thạch
|
Văn Hoá
|
"
|
|
Văn Hoá
|
31
|
Trần Văn
|
Đề
|
Phong Hoá
|
"
|
|
Phong Hoá
|
32
|
Võ Xuân
|
Trường
|
Hương Sơn
|
"
|
|
Tiến Hoá
|
33
|
Trần Xuân
|
Diệu
|
Phong Hoá
|
"
|
|
Văn Hoá
|
34
|
Lê Minh
|
Ý
|
Văn Hoá
|
"
|
|
Quảng Trạch
|
35
|
Hồ Duy
|
Thế
|
Phong Hoá
|
"
|
|
Phong Hoá
|
36
|
Đinh Hồng
|
Huấn
|
Hoá Hợp
|
"
|
|
Hoá Hợp
|
37
|
Đinh Văn
|
Tường
|
Hoá Hợp
|
"
|
|
Quy Đạt
|
38
|
Đinh Minh
|
Dựng
|
Xuân Hoá
|
"
|
|
Xuân Hoá
|
39
|
Nguyễn Thanh
|
Bồng
|
Phong Hoá
|
"
|
|
mất
|
40
|
Đoàn Phúc
|
Minh
|
Đức Hoá
|
"
|
|
Đồng Lê
|
41
|
Lương Văn
|
Lĩnh
|
Văn Hóa
|
"
|
|
Mất
|
42
|
Cao Xuân
|
Phẩm
|
Quy Hoá
|
"
|
|
Quy Đạt
|
43
|
Hoàng Đại
|
Từ
|
Quảng Lộc
|
"
|
|
Ba Đồn
|
44
|
Phan Hồng
|
Kỳ
|
Châu Hoá
|
"
|
|
Châu Hoá
|
45
|
Trần Đức
|
Long
|
Tiến Hoá
|
"
|
|
TT Đồng Lê
|
46
|
Lê Ngọc
|
Tâm
|
Văn Hoá
|
"
|
|
Sơn Hoá
|
47
|
Lê Văn
|
Hà
|
Tiến Hoá
|
"
|
|
Tiến Hoá
|
48
|
Lương Văn
|
Minh
|
Văn Hoá
|
"
|
|
Tiến Hoá
|
49
|
Trần Trung
|
Hải
|
Thạch Hoá
|
"
|
|
Thạch Hoá
|
50
|
Đoàn Xuân
|
Quang
|
Đức Hoá
|
"
|
|
Đức Hoá
|
51
|
Lê Thị Thu
|
Thủy
|
Vĩnh Linh
|
"
|
|
Đồng Lê
|
52
|
Nguyễn Văn
|
Dũng
|
Mai Hoá
|
"
|
|
Tiến Hoá
|
53
|
Nguyễn Trọng
|
Diện
|
Phong Hóa
|
''
|
|
Phong Hóa
|
54
|
Phạm Minh
|
Tâm
|
Đức Hoá
|
"
|
|
Đồng Lê
|
55
|
Nguyễn Chí
|
Thành
|
Thuận Hoá
|
"
|
|
Đồng Lê
|
56
|
Phan Thanh
|
Việt
|
Đồng lê
|
''
|
|
Đồng Lê
|
57
|
Nguyễn Thị
|
Hương
|
Đồng Lê
|
''
|
|
Đồng Lê
|
58
|
Nguyễn Hồng
|
Sơn
|
Mai Hoá
|
|
|
Đồng Lê
|
59
|
Trần Minh
|
Tiến
|
Văn Hoá
|
BTVH
|
|
Văn Hoá
|
60
|
Đinh Văn
|
Viền
|
Hồng Hoá
|
"
|
|
Hồng Hoá
|
61
|
Lương Văn
|
Lim
|
Văn Hoá
|
"
|
|
Văn Hoá
|
62
|
Đinh Ngọc
|
Trợ
|
Quy Hoá
|
"
|
|
Đồng Lê
|
63
|
Cao Ngọc
|
Khợi
|
Minh Hoá
|
"
|
|
Kim Bảng
|
64
|
Trần Đức
|
Thuận
|
Đồng Lê
|
"
|
|
Đồng Lê
|
65
|
Hoàng Minh
|
Huệ
|
Phù Hoá
|
"
|
|
Phong Hoá
|
66
|
|
Toàn
|
Mai Hoá
|
TCCB
|
|
Mất
|
67
|
Phan
|
Hiển
|
Châu Hoá
|
"
|
|
mất
|
68
|
Đinh
|
Tiềm
|
Yên Hoá
|
"
|
|
Yên Hoá
|
69
|
Lê Mạnh
|
Thuần
|
Văn Hoá
|
"
|
|
Đồng Lê
|
70
|
Trần Ngọc
|
Sinh
|
Mai Hoá
|
"
|
|
Mai Hoá
|
71
|
Đinh Văn
|
Huyền
|
Hồng Hoá
|
"
|
|
Hồng Hoá
|
72
|
Phan Xuân
|
Tiến
|
Sơn Hoá
|
"
|
|
Sơn Hoá
|
73
|
Trịnh Quang
|
Ba
|
Quảng Tùng
|
"
|
|
Đức Hoá
|
74
|
Đinh Xuân
|
Bố
|
Quy Đạt
|
"
|
|
Quy Đạt
|
75
|
Nguyễn Thanh
|
Hoài
|
Thạch Hoá
|
"
|
|
mất
|
76
|
Đinh Xuân
|
Trường
|
Lê Hoá
|
"
|
|
Lê Hoá
|
77
|
Trần Văn
|
Nông
|
Phong Hoá
|
''
|
|
Phong Hoá
|
78
|
Nguyễn Thị
|
Giả
|
Phong Hoá
|
CM Mầm non
|
|
Phong Hoá
|
79
|
Nguyễn Thị
|
Diệp
|
Đức Hoá
|
"
|
|
Đồng Lê
|
80
|
Cao Thị Hồng
|
Liên
|
Minh Hoá
|
"
|
|
Minh Hoá
|
81
|
Đinh Thị
|
Dung
|
Quy Đạt
|
"
|
|
Quy Đạt
|
82
|
Đinh Thị
|
Thứ
|
Hồng Hoá
|
"
|
|
Hồng Hoá
|
83
|
Đinh Thị
|
Thơ
|
Hoá Hợp
|
"
|
|
Hoá Hợp
|
84
|
Trần Thị
|
Hoa
|
Quảng Hoà
|
"
|
|
TTĐồng Lê
|
85
|
Nguyễn Thị
|
Hảo
|
Đức Hoá
|
"
|
|
Đức Hoá
|
86
|
Trần Ngọc
|
Châu
|
Đồng Hoá
|
"
|
|
Đồng Hoá
|
87
|
Cao Thị Hoa
|
Hường
|
Minh Hoá
|
"
|
|
Đồng Lê
|
88
|
Ng. T. Hương
|
Giang
|
Đồng Lê
|
''
|
|
Đồng Lê
|
89
|
Đinh Thị
|
Hương
|
Hương Hoá
|
"
|
|
Đồng Lê
|
90
|
Trần Thị
|
Bảy
|
Châu Hoá
|
''
|
|
Đồng Lê
|
91
|
|
Khấn
|
Phù Hoá
|
Kế toán - TV
|
|
Phù Hoá
|
92
|
Nguyễn Văn
|
Minh
|
Thạch Hoá
|
"
|
|
Châu Hoá
|
93
|
Nguyễn Quang
|
Tuyết
|
Tiến Hoá
|
"
|
|
Tiến Hoá
|
94
|
Trần Đức
|
Hoàn
|
Đức Hoá
|
"
|
|
Đồng Lê
|
95
|
Lương Khắc
|
Tiến
|
Văn Hoá
|
"
|
|
Đồng Lê
|
96
|
Đinh Văn
|
Sưu
|
Hồng Hoá
|
"
|
|
Hồng Hoá
|
97
|
Đinh Minh
|
Tưởng
|
Yên Hoá
|
"
|
|
Yên Hoá
|
98
|
Nguyễn Thị
|
Điển
|
Phong Hoá
|
"
|
|
Đồng Lê
|
99
|
Nguyễn Dương
|
Lệ
|
Kim Hoá
|
"
|
|
Đồng Lê
|
100
|
Phan Duy
|
Lương
|
Châu Hoá
|
"
|
|
Đồng Lê
|
101
|
Đinh Anh
|
Thông
|
Minh Hoá
|
"
|
|
Đồng Lê
|
102
|
Đoàn T.Phúc
|
Mai
|
Đồng Lê
|
''
|
|
Đồng Lê
|
103
|
Nguyễn Văn
|
Cường
|
Tiến Hoá
|
"
|
|
Thạch Hoá
|
104
|
Cao Thị
|
Lan
|
Thạch Hoá
|
"
|
|
Đồng Lê
|
105
|
Lương Ngọc
|
Đệ
|
Văn Hoá
|
Thanh tra
|
|
mất
|
106
|
Phan Xuân
|
Thuyết
|
Châu Hoá
|
"
|
|
Châu Hoá
|
107
|
Nguyễn
|
Nhiếp
|
Huế
|
Công đoàn
|
|
Huế
|
108
|
Nguyễn Quang
|
Đinh
|
Mai Hoá
|
"
|
|
Mai Hoá
|
109
|
Lương Duy
|
Ý
|
Văn Hoá
|
"
|
|
Quảng Trạch
|
110
|
Nguyễn Bá
|
Cung
|
Đồng Hoá
|
"
|
|
Mất
|
111
|
Nguyễn Văn
|
Chấn
|
HưngNguyên
|
"
|
|
Mất
|
112
|
Nguyễn Thị
|
Liên
|
Thạch Hoá
|
"
|
|
Đồng Lê
|
113
|
Trần Thị Phúc
|
Tuệ
|
Văn Hoá
|
''
|
|
Đồng Lê
|
114
|
Nguyễn Văn
|
Ý
|
Lê Hoá
|
T.Viện -T.Bị
|
|
Đồng Lê
|
115
|
Cao Văn
|
Thân
|
Đồng Hoá
|
"
|
|
Đồng Hoá
|
116
|
Nguyễn Ngọc
|
Thức
|
Thạch Hoá
|
"
|
|
Đồng Lê
|
117
|
Trần
|
Biền
|
Quảng Lộc
|
"
|
|
Văn Hoá
|
118
|
Trần Mạnh
|
Đàn
|
Thanh Hoá
|
"
|
|
|
119
|
Đinh Văn
|
Hường
|
Minh Hoá
|
"
|
|
Mất
|
120
|
Hoàng
|
Hội
|
Thạch Hoá
|
CSVC
|
|
Đồng Lê
|
121
|
Vương Kim
|
Tân
|
Yên Thành
|
"
|
|
Đồng Lê
|
122
|
Trần Xuân
|
Bỉnh
|
Thạch Hoá
|
"
|
|
Đồng Lê
|
123
|
Nguyễn Thị
|
Tình
|
Thạch Hoá
|
Văn thư
|
|
Thạch Hoá
|
124
|
Đoàn Thị
|
Ngọc
|
Đồng Hoá
|
"
|
|
Mai Hoá
|
125
|
Đinh Thị
|
Bình
|
Hồng Hoá
|
"
|
|
Hồng Hoá
|
126
|
Trịnh Văn
|
Hiệu
|
Quảng Xuân
|
"
|
|
Q Trạch
|
127
|
Nguyễn Thị
|
Hồng
|
Phong Hoá
|
"
|
|
Đồng Lê
|
128
|
Trần Thị
|
Lê
|
Đồng Lê
|
"
|
|
Đồng Lê
|
129
|
Nguyễn T. Hải
|
Yến
|
Lê Hóa
|
"
|
|
Lê Hóa
|
130
|
Đinh
|
Nghinh
|
Yên Hoá
|
QTrị-HC
|
|
mất
|
131
|
Đặng Minh
|
Thập
|
Châu Hoá
|
"
|
|
Đi Nam
|
132
|
Đinh Văn
|
Sự
|
Hoá Hợp
|
"
|
|
Quy Đạt
|
133
|
Đinh Minh
|
Lai
|
Xuân Hoá
|
"
|
|
mất
|
134
|
Trần Mạnh
|
Hùng
|
Lê Hóa
|
''
|
|
Lê Hóa
|
135
|
Nguyễn Thị
|
Tiện
|
Thạch Hoá
|
Cấp dưỡng
|
|
Đồng Lê
|
136
|
|
Dung
|
Đức Hóa
|
"
|
|
Đức Hóa
|
137
|
Đinh Thị
|
Tọa
|
Yên Hoá
|
"
|
|
Yên Hoá
|
138
|
Trương T.Bích
|
Liên
|
Minh Hoá
|
"
|
|
Kim Bảng
|
|
|
|
|
"
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|